Thanh bên blog

Bài viết mới

Apple ra mắt MacBook Pro màu đen không gian mới trang bị chip M3 Pro và M3 Max
  • Vu Sarah
  • Oct 31, 2023
Tại sự kiện "Scary Fast" ngày 31 tháng 10 năm 2023, Apple đã công bố phối màu mới là Space Black bằng nhôm tối màu...
Hướng dẫn tạo chữ ký email trong Canva
  • Vu Sarah
  • Oct 07, 2023
Bạn có để ý khi nhận được 1 email từ cấp trên hoặc doanh nghiệp đều sẽ có chữ ký dưới phía cuối bức thư?...
Google đang thiết kế tính năng giúp các thiết bị Android kết nối liền mạch
  • Vu Sarah
  • Sep 30, 2023
Apple luôn nổi tiếng với khả năng kết nối không biên giới trong hệ sinh thái sản phẩm của mình. Google đang cố gắng học...
TRONG News

[Review] TRÊN TAY KEYCHRON K3: CHIẾC BÀN PHÍM CƠ SIÊU MỎNG, CÓ THỂ THAY THẾ SWITCH

Keychron K3 là chiếc bàn phím cơ mới nhất đến từ Keychron với thiết kế rút gọn của chiếc Keychron K1. Tất nhiên là mỏng nhẹ và có tính di động cao nhất trong các dòng phím cơ của Keychron. Keychron K3 có 2 phiến bản là Led đơn không Hotswap và Led RGB có Hotswap.

        

Keychron gọi chiếc K3 là Ultra Slim Keybroad, hiểu nôm na là chiếc bàn phím cơ siêu mỏng. Độ mỏng của K3 rất đáng ngạc nhiên với chỉ 22mm ở hàng R1 và 17mm ở hàng R4 theo layout step. So sánh với đàn anh là chiếc Keychron K1 thì chiếc K3 mỏng hơn rất nhiều. Chưa kể là với layout nhỏ gọn, chiều ngang chỉ tương đương với một chiếc Laptop 13″ và trọng lượng chỉ 396g, khiến chiếc K3 có tính di động rất cao. Anh em nếu muốn mang theo sử dụng thay cho bàn phím Laptop thì cũng có thể dễ dàng bỏ vào balo cùng laptop. Chiếc K3 này cũng rất lý tưởng để sử dụng chung với máy bảng Tablet nữa.

        

                                   Bàn phím cho Mac không cần Keymap

Keychron K3 được chế tạo đơn giản hơn so với các phiên bản Keychon khác với một tấm nhôm vừa là Plate vừa là khung vỏ phím. PCB cho độ mỏng tối đa và không trống giữa PCB với đáy phím không lớn, từ đó tạo nên sự vững chãi hơn và âm thanh khi gõ cũng tốt hơn.

         

Mặt đáy là một tấm nhựa xám và Keychron không thiết kế chân chống bật mở cho phím. Hãng sử dụng 2 feet cao su lớn để tạo độ nghiên cho phím và 2 feet nhỏ hơn để cân bằng. Độ nghiêng của K3 là 4 độ, điều này cho thấy hãng đã tính toán về công thái học với độ nghiêng này. Cổ tay sẽ không bị gập, gõ thoải mái mà không cần phải dùng tới kê tay.

         

Tại cạnh sau là 2 nút gạt màu cam để tuỳ chọn chức năng trên phím gồm chuyển chế độ kết nối Bluetooth/Off/Cable và chuyển Layout phím Mac/IOS hay Windows/Android.

         

Cổng USB-C đặt ngay chính giữa bàn phín với sợi cáp đi kèm có lõi Ferrit chống nhiễu và bọc vài sợi bền bỉ. Pin tích hợp trên bàn phím có dương lượng 1550 mAh và nó cho thời lượng sử dụng đến 34 giờ (trong điều kiện đèn nền bật). Thời gian sử dụng thực tế có thể lâu hơn bởi cường độ sử dụng phím sẽ không liên tục và anh em có thể tắt đèn nền đi để kéo dài thời lượng pin.

         

Trên chiếc K3, layout được rút gọn với 75%. 5 hàng phím tức vẫn có hệ thống phím Fn rất tiện lợi cho người dùng WIndows lẫn MacOS. Không có phím số những Keychron vẫn giữ lại các phím cho văn bản và web như hàng Home/End, Page Up/Down. 75% là layout tối ưu hơn rất nhiều so với Tenkeyless (TKL).

         

Chiếc K3 được thiết kế tối ưu cho người dùng Mac và anh em có thể thaias hàng FN có biểu tượng chức năng đặc trung của MacOS. Anh em có thể sử dụng chức năng ý như trên phím của Macbook hay Maigc Keybroad vậy.

         

Thêm vào đó, bộ 3 phím control, option, command được gán mặc định. Tất nhiên, nếu anh em xài Windows thì Keychron cũng có tặng kèm cho anh em kecap để thay vô.

         

Nói về keycap thì Keychron thiết kế riêng keycap cho K3, hãng nói là đã dành hơn một năm để phát triển keycap với stem tương thích với Cherry MX. Keycap này được phát triển dựa trên keycap Cherry Low Profile nhưng ở mặt cắt ngang, nó được làm nghiêng và giống một hình tam giác nhọn hơn là hình thang như profile Cherry. Vì vậy, cùng với profile cao dần đều từ hàng R5 đến R1 thì keycap này cũng nghiêng theo, mang lại sự thoải mái khi gõ.

         

Chất liệu chế tạo keycap vẫn là nhựa ABS nhưng dày và bề mặt được xử lý sần với một lớp phủ cho cảm giác tiếp xúc rất tốt nhưng không dễ bám mồ hôi như keycap trên các bàn phím Keychron thế hệ đầu. Với những ai mồ hôi tay nhiều thì cải tiến này là điểm cộng cho keycap của Keychron K3.

         

Một điểm cải tiến nữa mà mình phát hiện ra trên K3 là stab của các phím dài như Space, Shift, Enter, Backspace đều được bôi mỡ giúp stab êm hơn, mượt hơn và âm thanh khi nhấn cũng hay hơn.

         

Keychron K3 có rất nhiều tùy chọn switch và chia làm 2 hệ tương ứng với 2 phiên bản là không hot-swap và hot-swap: Các tùy chọn switch Gateron Low Profile bao gồm Red, Blue và Brown với lực nhấn lần lượt là 50g, 52g và 55g. Phiên bản mình giới thiệu đến anh em trong bài này là Brown 55g và cảm giác nhấn của nó rất tốt, theo mình là ngon hơn cả dòng Cherry MX Low Profile vì nó mượt và không bị sạn.

           

Dòng switch Gateron Low Profile có đặc điểm chung là tổng hành trình 2,75 mm, kích hoạt ở 1,5 mm và cũng giống như các phiên bản Gateron tiêu chuẩn thì Red sẽ là linear, Blue có tiếng clicky và Brown có khấc phản hồi xúc giác.

         

Nếu anh em chọn K3 với tùy chọn switch Gateron thì chiếc bàn phím sẽ không có tính năng hot-swap tức không thể thay thế được switch. Nếu thích hot-swap thì anh em phải chọn các phiên bản dùng switch quang học Keychron Low Profile Optical.

Với dòng switch quang học này thì Keychron cung cấp tới 6 loại switch trong đó có 3 loại linear là White, Red và Black với lực nhấn lần lượt là 30g, 40g và 50g. Phiên bản White với lực nhấn rất nhẹ sẽ lý tưởng cho những ai thích sự im lặng, gõ nhẹ nhàng hay chơi game với thao tác tay rất nhanh.

        

Ngoài 3 phiên bản linear này thì dòng switch quang học của Keychron còn có Brown, Blue và Orange, lực nhấn lần lượt là 50g, 48g và 55g. Phiên bản Brown sẽ tương tự như Gateron Low Profile Brown tức có khấc phản hồi xúc giác nhưng lực nhấn của nó nhẹ hơn. 2 phiên bản Blue và Orange đều là dòng swtich clicky với tiếng click đặc trưng và phiên bản Orange với lực nhấn 55g nặng nhất sẽ chỉ phù hợp cho những người thích đánh máy.

        

Cũng cần lưu ý là dòng switch quang học sẽ có tổng hành trình ngắn hơn là 2,5 mm và điểm kích hoạt cũng sớm hơn ở 1,1 mm. Vì vậy nếu anh em thích cảm giác gõ với hành trình sâu thì nên chọn Gateron Low Profile, dòng switch quang lại phục vụ game tốt hơn vì điểm kích hoạt sớm. Switch quang học có tuổi thọ lớn hơn so với switch cơ học, 70 triệu lần nhấn so với 50 triệu lần nhấn.

        

Về đèn đóm thì phiên bản RGB sẽ có 18 hiệu ứng. Phiên bản LED trắng cũng có hiệu ứng nhưng chỉ không đổi màu được. Có thể Keychron sẽ cung cấp tùy chọn hot-swap với phiên bản đèn RGB như mọi khi.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Apple ra mắt MacBook Pro màu đen không gian mới trang bị chip M3 Pro và M3 Max
  • Vu Sarah
  • Oct 31, 2023
Tại sự kiện "Scary Fast" ngày 31 tháng 10 năm 2023, Apple đã công bố phối màu mới là Space Black bằng nhôm tối màu...
Hướng dẫn tạo chữ ký email trong Canva
  • Vu Sarah
  • Oct 07, 2023
Bạn có để ý khi nhận được 1 email từ cấp trên hoặc doanh nghiệp đều sẽ có chữ ký dưới phía cuối bức thư?...
Google đang thiết kế tính năng giúp các thiết bị Android kết nối liền mạch
  • Vu Sarah
  • Sep 30, 2023
Apple luôn nổi tiếng với khả năng kết nối không biên giới trong hệ sinh thái sản phẩm của mình. Google đang cố gắng học...