Thanh bên blog
TRONG News

Nâng cấp phần cứng máy tính dễ lắm, chỉ cần bạn chú ý tới 4 thành phần chính sau đây

Bỏ qua các thủ thuật và giải pháp về phần mềm, bài viết này chúng ta sẽ nói về phần cứng.

Máy tính của bạn chạy chậm? Cho dù bạn đã thử qua các phần mềm và thủ thuật tối ưu để khắc phục nhưng có vẻ không khả thi cho lắm. Trong trường hợp này, nâng cấp phần cứng có lẻ là giải pháp cuối cùng mà bạn nên nghĩ đến.

Nhưng chính xác thì nên nâng cấp thành phần nào của máy tính? Và nên bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn chính xác những gì cần phải làm, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Ổ cứng lưu trữ

Có 2 lý do để bạn nghỉ đến việc nâng cấp ổ cứng, một là bạn cần thêm không gian lưu trữ và cuối cùng là bạn cần tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn.

Nếu bạn đã làm tất cả mọi thứ để giải phóng không gian lưu trữ nhưng vẫn cảm thấy "bí bách" và nhận thấy cần một không gian lớn hơn? Trên hết, việc thiếu không gian lưu trữ cũng gây ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì ít nhất bạn nên cố gắng giữ trống 10GB không gian lưu trữ cho phân vùng hệ thống nếu muốn hệ điều hành hoạt động được tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, việc nâng cấp ổ cứng cũng là nâng cấp tốc độ xử lí dữ liệu. Nếu máy tính của bạn hiện tại sử dụng một ổ cứng 5400 RPM thì sau khi nâng cấp lên ổ cứng 7200 RPM thì khi đó bãn sẽ nhận thấy tốc độ xử lí tăng lên rất đáng kể.

Với thành phần này, nếu bạn không quan tâm đến giá thành thì lựa chọn sử dụng ổ SSD sẽ cho kết quả tốt nhất. Phân tích cho lựa chọn này thì bạn hãy xem xét, nếu sử dụng một ổ đĩa HDD 5400 RPM thì tốc độ xử lí của nó sẽ là 100 MBps và ổ đĩa 7200 RPM sẽ là 150 MBps. Còn với SSD thì tốc độ trung bình sẽ là 500 MBps! Các sản phẩm mới thậm chí còn cho tốc độ nhanh hơn nhiều.

Tốc độ cực cao là điểm mạnh của SSD, phần mềm hệ thống và ứng dụng khi được cài đặt trên đó sẽ khởi động nhanh hơn và hoạt động mượt mà hơn nhiều so với những chiếc ổ cứng thông thường. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của SSD là dung lượng khá nhỏ.

Tuy vậy, theo thị trường gần đây thì giá SSD đã được đánh giá là rất rẻ, chỉ khoảng 1,1 - 1,3 triệu đồng là chúng ta đã có thể sở hữu một ổ cứng thể rắn với dung lượng 120GB, mức phù hợp cho việc cài đặt hệ điều hành và các phần mềm cơ bản.

Việc nâng cấp ổ đĩa sẽ có tốc độ xử lí dữ liệu được nhanh hơn, nghĩa là thời gian khởi động sẽ nhanh hơn, tải chương trình nhanh hơn, thời gian khởi động game nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn các chương trình sử dụng các dữ liệu lớn như chỉnh sửa video hoặc hình ảnh.

RAM

Việc thay thế RAM cho máy tính là rất dễ dàng, và bạn có thể làm điều này trên bất kỳ máy tính nào, kể cả laptop. Và nó không đòi hỏi nhiều bí quyết về công nghệ gì cả.

Nâng cấp RAM sẽ giúp máy tính nhanh chóng có được hiệu suất hoạt động nhanh hơn so với lúc ban đầu chưa nâng cấp, cho dù bạn thực hiện việc làm gì trên máy tính cũng đều cho hiệu suất làm việc tốt hơn hẳn trước khi nâng cấp.

Vậy cần bao nhiêu dung lượng RAM là cần thiết? Nếu nhu cầu sử dụng máy tính của bạn ở mức thông thường và không xử lí nhiều tiến trình nặng thì 4GB là dung lượng lí tưởng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy một cải tiến đáng kể nếu bạn nâng cấp lên thành 8GB. Trường hợp công việc cần xử lí nhiều hơn, 16GB sẽ cho kết quả tốt nhất.

Card đồ họa

Đây sẽ là thành phần thứ 2 quan trọng trong danh sách, và nếu như bạn là một game thủ thì đây sẽ là thành phần đầu tiên nên nâng cấp, sau đó mới tới RAM. Và nếu bạn không phải là một game thủ, không thiết kế các bản vẻ 3D hay xem…hoạt hình 3D thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ cần nâng cấp nó.

Thông thường các nhà sản xuất máy tính thường có xu hướng thường sử dụng card đồ họa Onboard để tiết kiệm chi phí và tiết kiệm điện năng hơn so với việc sử dụng Card đồ họa rời. Tuy nhiên, mặc dù các thế hệ card Onboard  đã được cải thiện khá đáng kể nhưng khả năng xử lí của nó thường không tốt bằng card rời nên người dùng thường nâng cấp thêm thành phần này bằng cách gắn thêm card đồ họa rời để tăng tốc xử lí cho máy tính.

Hiện nay card Nvidia GTX 960 đang là lựa chọn khá được nhiều người dùng máy tính sử dụng để nâng cấp cho máy tính của mình. Và nó thường mang lại kết quả ngoài sức mong đợi trong hầu hết các trường hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và so sánh thêm các lựa chọn khác phù hợp với nhu cầu sử dụng bằng cách truy cập vào địa chỉ này.

Bộ xử lí

Nâng cấp bộ xử lí cho máy tính là một giải pháp nằm ở tầm "cao" hơn so với các thành phần khác. Nó khá phức tạp, đắt tiền và có thể sẽ không tương thích với phần cứng hiện tại của máy tính. Tuy nhiên, nếu các thành phần phần cứng của máy tính được sản xuất trong thời gian gần đây thì khả năng tương thích rất cao. Tuy nhiên, việc nâng cấp bộ vi xử lí không phải là một điều tốt và có thể sẽ không mang lại nhiều cải thiện về hiệu suất mà bạn đang mong muốn.

Việc nâng cấp bộ xử lí có thể sẽ kéo theo việc nâng cấp thêm bo mạch chủ (motherboard) và có thể sẽ yêu cầu bạn nâng thêm RAM. Thậm chí, nếu bo mạch chủ không tương thích với bộ vi xử lí, bạn cần phải cập nhật BIOS để nó có thể làm việc. Tất cả sẽ rất mất thời gian và tiền bạn, do đó bạn cần nên kiểm tra và cân nhắc kỹ trước khi nghỉ đến.

Các thành phần khác

Bên cạnh các thành phần quan trọng cần nâng cấp được nêu ở trên, bạn cũng cần quan tâm đến các thành phần khác như một màn hình tốt hơn để hiển thị hình ảnh được tốt hơn trong việc chỉnh sửa video hoặc hình ảnh. Hoặc một màn hình thứ 2 để làm việc nhiều hơn nếu như bạn là một nhà phát triển web hay một bàn phím cơ nếu bạn là một nhà văn.

Đó là tất cả, hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.

Bài viết liên quan